Tại sao cần phải chống thấm – chống ẩm chân tường xây gạch ?
Đối với tường nhà, công trình xây gạch tịa các vị trí tiếp giáp nền đất, nhà vệ sinh, tường ngoài nhà tiếp giáp các vị trí ẩm ướt, nhiều nước sẽ bị nước mao dẫn dẫn và thấm dẫn đến rất nhiều phiền toái.
Vì vậy chống ẩm cho tường xây gạch rất quan trọng vì các lý do sau:
- Ngăn chặn nấm mốc: Ẩm ướt tạo điều kiện lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sống, sinh hoạt, làm việc trong nhà.
-
Bảo vệ cấu trúc tường: Ẩm mốc có thể làm hỏng kết cấu gạch và tường, gây ra những vết nứt, rỗ và tổn hại nghiêm trọng.
-
Giữ gìn thẩm mỹ: Tường ẩm mốc thường xuất hiện các vết loang lổ và màu sắc không đồng đều, làm giảm tính thẩm mỹ của không gian sống.
- Tăng tuổi thọ tường: Chống ẩm chân tường giúp duy trì tường khô ráo, tăng độ bền và kéo dài tuổi thọ của tường gạch.
Các nguyên nhân gây thấm – ẩm tường xây gạch.
Có rất nhiều nguyên nhân gây thấm, ẩm tường gạch. Sau đây Chống thấm Long Hải tìm hiểu một số nguyên nhân gây thấm chân tường dưới đây.
- Thi công không đúng kỹ thuật: Nếu quá trình xây dựng không đảm bảo đủ các yêu cầu kỹ thuật như chống thấm, sử dụng vật liệu kém chất lượng, hoặc không thực hiện biện pháp chống ẩm đúng cách, sẽ dễ dẫn đến hiện tượng thấm.
- Vật liệu xây dựng kém chất lượng: Sử dụng gạch, xi măng, vữa hoặc các vật liệu không đạt tiêu chuẩn cũng góp phần gây thấm tường.
- Không có biện pháp chống thấm từ đầu: Khi xây dựng nhà mới, nếu không áp dụng biện pháp chống thấm ngay từ đầu như không có giằng chống thấm cho tương, hoặc tôn nền lên cao qua so với giằng chống thấm cho tường dẫn đến giằng chống thấm không có tác dụng, sau này rất khó khăn để khắc phục các vấn đề thấm nước.
- Thấm tường từ bên ngoài: Đôi với tường ngoài nhà khi tới mùa mưa lượng nước bên ngoài nhà rất nhiều, liên tục và thường xuyên nếu hệ thống thoát nước kém, không được thiết kế và sây dựng đúng cách dẫn đến nước mưa đọng lại thấm qua các vết nứt, lỗ rỗng và mao dẫn qua tường vào trong nhà nếu tường không đặc chắc.
- Môi trường ẩm ướt: Ở những khu vực có độ ẩm cao, mưa nhiều, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới như Việt Nam, Hoặc các vị trí như tường nhà tắm nhà vệ sinh, tường gần bồn hoa cây cảnh, bể cá, bể nước nước tích tụ dưới nhiều không thoát được dẫn đến tường gạch dễ bị thấm và mao dẫn nước lên nếu không được bảo vệ đúng cách.
Chính vì vậy hiểu rõ các nguyên nhân gây thấm sẽ giúp chúng ta có những biện pháp phòng ngừa và xử lý chống thấm chân tường gạch hiệu quả hơn.
Cách chống thấm và chống ẩm chân tường đơn giản Hiệu quả.
-
Sử dụng vật liệu chống thấm: Khi xây dựng, hãy lựa chọn các loại gạch và vữa có khả năng chống thấm tốt. Bạn cũng có thể sử dụng các loại sơn hoặc chất chống thấm chuyên dụng để phủ lên bề mặt tường.
-
Thi công lớp cách ẩm: Đặt một lớp cách ẩm (như màng chống thấm hay tấm PVC) giữa móng và tường gạch để ngăn nước từ dưới đất thấm lên.
-
Thi công lớp vữa chống thấm: Sử dụng vữa chống thấm để trát lên bề mặt tường, giúp tường gạch trở nên khó thấm nước hơn.
-
Thi công hệ thống thoát nước tốt: Đảm bảo hệ thống thoát nước xung quanh ngôi nhà hoạt động hiệu quả để ngăn nước đọng lại, gây thấm vào tường.
-
Sơn chống thấm: Sơn ngoài nhà và trong nhà bằng các loại sơn chống thấm, tạo lớp màng bảo vệ giúp ngăn nước xâm nhập vào tường gạch.
-
Sửa chữa các điểm rò rỉ nước: Kiểm tra và sửa chữa kịp thời các hệ thống ống nước bị rò rỉ, ngăn nước thấm vào chân tường.
-
Cải tạo bề mặt đất xung quanh nhà: Đảm bảo đất xung quanh nhà có độ dốc phù hợp để nước mưa có thể thoát nhanh, không gây ngấm nước vào chân tường.
-
Tạo giằng chống thấm chân tường:
Tận dụng lớp mạch hồ giữa 2 viên gạch chân tường gia cố bịt các lỗ rỗng trong mạch hồ kín chắc chắn để tạo thành giằng chống thấm từ mạch vữa với các bước như sau::
Bước 1: Đục bỏ lớp vữa tô tường tới tường gạch xây thô cao từ 70-100cm.
Bước 2: Khoan, bơm dung dịch thẩm thấu tạo gia cố mạch hồ tạo giằng chống ẩm.
-
Sau khi bơm dung dịch thẩm thấu WaterSeal DPC với lượng đủ đảm bảo thấm hết toàn bộ mạch vữa thì tiến hành rút ống bơm trám vá bề mặt tường gạch và lỗ bơm.
Bước 3: Phun dung dung dịch thẩm thấu WasterSeal DPC
- Dùng bình xịt, máy phun toàn bề mặt tường đã đục ra 2 lần cách nhau không qua 15 phút, với định mức khoảng 0,2 lit/m2.
Bước 4: Quét chất chống thấm tinh thể thẩm Fosmix NB Grey
-
Bước 5: Tô lại tường với vữa tô có trộn phụ gia chống thấm.
Sau khi tường bắt đầu khô ( thời gian khô tùy thuộc vào môi trường và độ ẩm bên trong tường gạch.) thì tiến hành tô trát hoàn thiện lại tường bằng vữa có trộn phụ gia chống thấm WaterSeal DPC (Hoặc sika Latex đối với tường không chịu ẩm ướt thường xuyên).
Sau khoảng 30 ngày tường khô hoàn toàn có thể tiến hành sơn nước để hoàn bề mặt kiến trúc.