I. Sơ lược về các biện pháp chống thấm nhà vệ sinh.
Có nhiều biện pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
- Chống thấm bằng nhựa đường.
- Chống thấm bằng Sika.
- Chống thấm bằng KOVA.
- Chống thấm bằng màng tự dính.
- Chống thấm bằng màng khò nóng.
- Chống thấm bằng gốc xi măng 2 thành phần.
- Sử dụng lưới chống thấm (lưới thủy tinh).
Trước khi tiến hành chống thấm, bạn cần kiểm tra lại các hạng mục sau để đảm bảo hiệu quả chống thấm được tốt nhất:
- Ống thoát nước sàn: Đây là một trong những vị trí dễ bị thấm dột nhất.
- Hệ thống đường ống nước: Nếu hệ thống đường ống nước bị rò rỉ, nứt vỡ sẽ khiến nước chui qua các khe nứt này, thấm vào tường, sàn nhà dẫn đến tình trạng thấm dột, làm hư hỏng kết cấu công trình.
- Mặt sàn nhà vệ sinh: Nếu gạch không được ốp kín hoặc độ dốc của sàn không đảm bảo cho nước thoát nhanh sẽ gây ra tình trạng đọng nước, gây thấm dột.
- Kết cấu tường, trần nhà vệ sinh: Kiểm tra kỹ lưỡng để biết được tường, trần nhà vệ sinh đã đủ độ dày chưa? Có sự xuất hiện của các khe nứt không? Nếu có, cần phải thi công lại, trám trét các vết nứt để đạt khả năng chống thấm dột tốt nhất.
II. Một số quy trình chống thấm nhà vệ sinh.
-
- Chống thấm nhà vệ sinh bằng vật liệu gốc xi-măng plymer (Masterseal 540)
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công.
- Đục tẩy loại bỏ hồ vữa xấu, hoặc loại bỏ lớp gạch vữa hoàn thiện (nếu có).
- Xử lý chống thấm cổ ống (Xem quy trình xử lý chống thấm cổ ống)
- Vệ sinh, trát lót chân tường, góc cạnh (vát cong góc 3-5cm), Trám vá các vị trí lồi lõm bề mặt sàn và các vết nứt (Xem quy trình xử lý vết nứt).
- Mài vệ sinh hết bụi bẩn, dầu mỡ
- Tạo ẩm trước khi tiến hành phun/lăn/quét chống thấm Masterseal 540.
Bước 2: Thi công tạo màng chống thấm.
Thi công “hệ thống chống thấm gốc xi-măng polymer, co giãn” Masterseal 540 (02)lớp có gia cường lưới thủy tinh 3x3x45g/m2 theo định mức khoảng 1,5kg/m2 với trình tự sau:
- Trộn hỗn hợp Masterseal 540 bằng cách cho khoảng 75% Thành phần A trong bao vào thùng sạch. Cho máy trộn chạy và từ từ thêm thành phần B vào. Trộn ít nhất 3 phút cho đến khi có được hỗn hợp đồng nhất không vón cục. Tiếp tục trộn, cho toàn bộ Thành phần A còn lại vào nếu thi công trên bề mặt ngang, hoặc chỉ 1 phần nếu thi công trên bề mặt đứng đến khi đạt được hỗn hợp mong muốn. Để khoảng 2-3 phút rồi trộn lại trước khi thi công.
- Thi công lớp thứ 1: bằng cách phun hoặc quét, lăn kèm theo dán lưới lưới thủy tinh 3x3x45g/m2, Nên thi công các phần chân tường, góc cạnh và các vị trí cổ ống, vết nứt trước, sau đó mới thi công đại trà toàn mặt sàn và tường còn lại.
- Thi công lớp thứ 2: Theo phương vuông góc với lớp thứ nhất sau khi lớp thứ nhất khô hoàn toàn (thời gian chờ khoảng 2 giờ tùy vào điều kiện thời tiết và nhiệt độ môi trường thi công).
- Định mức vật tư phải tuân thủ theo mức tối thiểu của nhà sản đưa ra (khoảng 1,5 kg/m2 để tạo lớp màng dày 0.5-0.75mm) hoặc chiều dày thiết kế của lớp màng chống thấm.
- Có thể thi công thêm nhiều lớp để đảm bào chiều dày màng chống thấm hoặc tùy vào điều kiện kinh tế và tính chất làm việc của hạng mục cần chống thấm.
Bước 3: Kiểm tra nghiệm thu bàn giao:
- Sau khi thi công lớp cuối cùng 1 đến 2 ngày tiến hành kiểm tra lại lớp màng chống thấm đã đảm bảo tiến hành ngâm test nước kiểm tra màng chống thấm một lần nữa, sau 36 giờ ngâm nước có thể tiến hành bàn giao lại hạng mục đã chống thấm cho các công tác hoàn thiện.
- Lưu ý: Trong quá trình thi công các công tác khác tránh vật nhọn làm rách thủng màng chống thấm đã thi công.
-
- Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng tự dính gốc bitum.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công.
- Đục tẩy loại bỏ hồ vữa xấu, hoặc loại bỏ lớp gạch vữa hoàn thiện (nếu có).
- Xử lý chống thấm cổ ống (Xem quy trình xử lý chống thấm cổ ống)
- Vệ sinh, trát lót chân tường, góc cạnh (vát cong góc 3-5cm), Trám vá các vị trí lồi lõm bề mặt sàn và các vết nứt (Xem quy trình xử lý vết nứt).
- Mài vệ sinh hết bụi bẩn, dầu mỡ
Bước 2: Thi công màng chống thấm tự dinh gốc bitum.
- Đo cắt kích thước theo mong muốn.
- Trộn hồ dầu có phụ gia kết dính SikaLatex® TH (theo tỉ lệ của nhà sản xuất Cho 4 kg xi măng vào hỗn hợp 1 lít SikaLatex® TH + 1 lít nước) cho đến khi được hỗ hợp có độ sệt đồng nhất.
- Tiến hành rót và san gạt lớp hồ dầu tại vị trí cần trải màng chống thấm tự dính, trong quá trình này nên làm cuốn chiếu trải đến đâu gạt hồ dầu và bóc lớp màng bảo vệ tị vị trí tiếp xúc với hồ dầu đến đó.
- Dùng rulo sắt lăn đè, ép đảm bảo lớp màng sát với hồ dầu và bê tông sàn bên dưới và phẳng bề mặt.
- Tiến hành bóc lớp màng bảo vệ tại cái vị trí nối tấm màng với nhau, sau đó dùng rulo lăn đè, ép đảm bảo cái vị trí nối tấm màng kín (chiều dài mối nối tối thiểu 7cm).
- Trong quá trình thi công ưu tiên thi công các vị trí cổ ống, góc cạnh, chân tường trước khi thi công toàn bộ sàn.
- Sau khi thi công xong tiến hành rà soát kiểm tra lại tất cả các vị trí nối màng, góc cạnh đảm màng kín và sát với kết cấu không phồng dộp.
Bước 3: Kiểm tra nghiệm thu và cán hồ bảo vệ bàn giao:
- Sau khi thi công xong lớp màng chống thấm đã đảm bảo tiến hành ngâm test nước kiểm tra màng chống thấm một lần nữa, sau 36 giờ ngâm nước có thể tiến hành cán hồ bảo vệ tạo dốc hoặc bàn giao lại hạng mục đã chống thấm cho các công tác lát gạch hoàn thiện.
- Lưu ý: Trong quá trình thi công các công tác khác tránh vật nhọn làm rách thủng màng chống thấm đã thi công.
-
- Chống thấm nhà vệ sinh bằng vật liệu gốc Polyurathan (Neomax 201)
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công.
- Đục tẩy loại bỏ hồ vữa xấu, hoặc loại bỏ lớp gạch vữa hoàn thiện (nếu có).
- Xử lý chống thấm cổ ống (Xem quy trình xử lý chống thấm cổ ống)
- Vệ sinh, trát lót chân tường, góc cạnh (vát cong góc 3-5cm), Trám vá các vị trí lồi lõm bề mặt sàn và các vết nứt (Xem quy trình xử lý vết nứt).
- Mài vệ sinh hết bụi bẩn, dầu mỡ
gBước 2: Thi công hệ thống chống thấm polyurathan Neomax 201.
Thi công “hệ thống chống thấm gốc Polyuranthan” 2 thành phần tạo màng Neomax 201 theo định mức và chỉ dẫn của nhà sản xuất với trình tự sau:
- Thi công lớp lót Neomax Primer P11 theo định mức 0,2 Kg/m2.
- Thi công lớp chống thấm chính Neomax 201 Theo định mức 1,3 kg/m2. Có gia cường lưới ở góc chân tường.
- Rắc cát tạo bám dính cho lớp vữa hoàn thiện khi lớp màng chưa khô.
Bước 3: Kiểm tra nghiệm thu bàn giao:
- Sau khi thi công lớp cuối cùng 1 đến 2 ngày tiến hành kiểm tra lại lớp màng chống thấm đã đảm bảo tiến hành ngâm test nước kiểm tra màng chống thấm một lần nữa, sau 36 giờ ngâm nước có thể tiến hành bàn giao lại hạng mục đã chống thấm cho các công tác hoàn thiện.
Lưu ý: Trong quá trình thi công các công tác khác tránh vật nhọn làm rách thủng màng chống thấm đã thi công.